Một bộ phận tín đồ Kitô giáo ở Trung Quốc đang phải chịu áp lực mới, khi các cơ quan thẩm quyền của nước này áp dụng các biện pháp cưỡng chế bắt họ phải từ bỏ đức tin của mình.
Tất cả các nhà thờ thuộc giáo hội chính thức được yêu cầu hát quốc ca, chào cờ, và cầu nguyện cho quê hương. Tất cả các hoạt động này phải được ghi lại và gửi đến trụ sở của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước địa phương. Ngày lễ chính thức diễn ra vào ngày 1 tháng 10. Tuy nhiên, ngay từ Chúa Nhật tuần rồi các nhà thờ đã phải thi hành các chỉ thị của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước.
Vào ngày 23/8, mục sư người Mỹ gốc Trung Francis Liu đã viết trên Twitter rằng các Kitô hữu Trung Quốc ở nhiều thành phố, bao gồm thành phố An Dương tỉnh Hà Nam và Mã An Sơn tỉnh An Huy, đang bị yêu cầu ký tuyên bố nói rằng họ đã từ bỏ Kitô giáo
Các nhà chức trách chuẩn bị trước một bản tuyên bố đặc thù dành cho các tín đồ ngoan cố để ký tên, trong đó viết rằng: “Tín ngưỡng của tôi là kết quả của việc mù quáng chạy theo xu hướng… Tôi đã hiểu rõ hơn về nhu cầu tâm linh của mình. Từ giờ trở đi tôi đã quyết định ngừng tham gia vào các hoạt động của Cơ-đốc giáo, và tôi không còn tin vào Cơ-đốc giáo nữa”.
Một Kitô hữu tham dự “Giáo hội đô thị” ở tỉnh Hà Nam của Trung Quốc nói với Đài truyền hình NTD tại New York rằng ông đã nhìn thấy tuyên bố từ bỏ đức tin đó, chúng vốn được các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phân phát.
“Trưởng thôn đã đưa tuyên bố này cho một người lãnh đạo nhà thờ. Ông yêu cầu người lãnh đạo chuyển bản tuyên bố cho các Kitô hữu khác để ký tên. Người lãnh đạo nhà thờ nói rằng ông sẽ không truyền bá cũng như ký tên vào bản tuyên bố này. Sau đó, ông đã cho từng công nhân trong đơn vị xem bản tuyên bố. Tại nhà thờ của chúng tôi, một Kitô hữu nói rằng trưởng làng và bí thư xã của ĐCSTQ cũng đã đưa cho ông những tuyên bố như vậy và muốn ông ký, nhưng ông đã từ chối”.
Francius Liu nói rằng năm ngoái (2017) đã có những sự kiện tương tự ở tỉnh Giang Tây, nhắm vào các Kitô hữu khi họ nộp đơn xin trợ cấp của chính phủ.
“Các Kitô hữu và linh mục địa phương nói với tôi rằng ở tỉnh Giang Tây, quan chức đã yêu cầu các Kitô hữu phải đủ điều kiện mới được cấp phúc lợi hoặc những người mong được hưởng trợ cấp từ chính phủ phải từ bỏ đức tin của họ. Năm ngoái, họ không nhắm vào tất cả các Kitô hữu”, Liu nói với Đài truyền hình NTD.
Giờ đây, ở các tỉnh Hà Nam và An Huy, ĐCSTQ đã mở rộng phạm vi ra cộng đồng Kitô giáo để thúc ép các tín đồ từ bỏ tôn giáo.
Cho đến nay, Đài Truyền hình NTD chỉ mới nhận được tin tức về chiến dịch ở hai tỉnh này. Thật khó để biết được sự áp đặt này là của các quan chức địa phương, hay do chính quyền cấp cao hơn sắp xếp, xem những địa phương có nhiều Kitô hữu sinh sống là nơi thí điểm.
Tuy nhiên, một số Kitô hữu ở Hà Nam đã nói với Đài truyền hình NTD rằng, kể từ khi quy định về vấn đề tôn giáo được cập nhật và có hiệu lực vào tháng 2 năm 2018, chính quyền đã thắt chặt giám sát và hạn chế hoạt động của các tôn giáo chính, gây trở ngại cho họ truyền dạy giáo lý và thờ phụng.
“Các camera giám sát sẽ được lắp đặt, và cờ đỏ phấp phới tung bay trong nhà thờ. Hội thánh cũng phải tổ chức tuyên giáo dựa theo cơ quan của ĐCSTQ. Các linh mục sẽ được thẩm định theo tiêu chuẩn của chính quyền, và những người dưới 18 tuổi sẽ bị cấm gia nhập”, một tín đồ Cơ đốc họ Chen ở Hà Nam cho biết.
“Trong những buổi hành lễ, chúng tôi bị yêu cầu hát những bài hát yêu nước. Không phải chúng tôi không thích đất nước mình, nhưng họ không để chúng tôi thờ phượng Thiên Chúa. Họ bắt chúng tôi hát những bài hát này trước buổi lễ. Mấu chốt chủ yếu là để công kích đức tin của chúng tôi”.
Ở một số thành phố của Trung Quốc, kể cả những thành phố ở Hà Nam, chính quyền ĐCSTQ đã dẹp bỏ một số lượng lớn thánh giá và hình tượng Thiên Chúa với lý do cải tạo các tòa nhà bất hợp pháp.
Ở các nhà thờ Yêu nước Tam Tự, những nhà thờ Tin Lành được ĐCSTQ “công nhận” và kiểm soát, số người có đức tin đã bị hạn chế, và giáo sĩ phải rao giảng “giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa” của Đảng với với mục đích “Hán hóa” tôn giáo.
Francis Liu nói: “Là một đảng phái vô thần, ĐCSTQ không tin bất kỳ tôn giáo nào. Họ nhận ra họ không có cách nào để hoàn toàn kiểm soát đức tin bằng cách sử dụng tư tưởng riêng của mình. Cái gọi là “Hán hóa” tôn giáo thực sự là phương tiện đang bị Đảng Cộng sản kiểm soát. Có nghĩa là tôn giáo và tín đồ phải chịu khuất phục trước Đảng và tuân theo các quy định của Đảng”.
ĐCSTQ đã đàn áp tôn giáo và các tín ngưỡng tâm linh của người Trung Quốc kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1949. Vào những năm 1950, hàng triệu tín đồ tôn giáo đã bị hành quyết hoặc bị cầm tù. Các giáo lý truyền thống của Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo đã bị bôi nhọ nghiêm trọng trong thập kỷ diễn ra Đại Cách mạng văn hóa. Sau đó, các đặc vụ của ĐCSTQ đã thâm nhập vào chùa chiền và nhà thờ để xuyên tạc các giáo lý cho phù hợp với ý thức hệ vô thần luận của họ.
Chiến dịch đàn áp gần đây nhất của ĐCSTQ là diễn ra vào năm 1999, nhắm vào các học viên Pháp Luân Công. Cuộc bức hại tàn bạo này vẫn kéo dài cho đến tận ngày nay, trong đó hàng triệu người tu luyện Pháp Luân Công đã bị giết vì không từ bỏ niềm tin của mình.
Xem thêm: Trung Quốc “Tiến Bộ” Trong Đàn Áp Tôn Giáo