Trí Thức “Không Bằng Cục Phân”!

Huỳnh Quốc Bình
… Từ kẻ trí trá trở nên trí thức hay tri thức thì rất khó, nhưng những ai có học cho nhiều mà không khôn lớn thật, chỉ lo khôn vặt hay láo cá vặt, thì việc trở thành kẻ trí trá, dễ như  trở bàn tay…

Đám sư thầy “Quốc doanh” Cộng sản Việt nam”

Câu “trí thức không bằng cục phân” là của Mao Trạch Đông. Mao là ai mà dám hổn xược hay trịch thượng thốt ra câu này? Tưởng cũng nên nói rõ để các bạn trẻ biết Mao là ai? Khi còn sống, Mao từng là lãnh tụ của Trung cộng, là tên giết người hàng loạt có kế hoạch; đã khiến hàng chục triệu người dân của đất nước này bị chết oan, nhưng ngày nay vẫn được chế độ độc tài Bắc Kinh tôn thờ. VC Hồ Chí Minh là tay sai của Mao, là đảng trưởng của đảng cướp CSVN.


Người ta ghi lại câu nói “trí thức không bằng cục phân” của Mao, chưa hẳn là hoàn chính xác từng chữ, nhưng ý là như thế. Có thể Mao nói câu đó để so sánh theo kiểu miệt thị giới có học, hoặc Mao cố ý so sánh để kích động thành phần bình dân rằng, sự đóng góp của họ có nhiều giá trị hơn giới có học mà không làm gì cả.

Đám “An ninh” Cộng sản Việt nam” Biến thành sư thầy “Quốc doanh” nằm vùng Hải ngoại.


Từ câu nói hỗn xược đó của Mao, có người lý luận rằng, cục phân người hay phân một vài loại gia súc như trâu, bò, ngựa, heo… Vẫn hữu dụng trong việc trồng trọt để cho xã hội được nhờ. Còn hơn kẻ học cho nhiều, hiểu cho rộng mà suốt đời chỉ biết lo cho bản thân mình hay gia đình mình. Đối với thành phần này thì những chuyện chướng tai gai mắt xảy ra chung quanh họ, thì họ đều bưng tai, bịt mắt, không cần quan tâm. Trong xã hội, thành phần có học này trở nên vô dụng.


Những người có nhiều bằng cấp thì thông thường được xã hội gọi nôm na là “trí thức”. Điều này không hoàn toàn đúng. Người viết từng trao đổi với khá nhiều vị có bằng cấp cao trong một số ngành nghề, hay ở những vị trí đáng trọng trong xã hội, đều đồng ý rằng: Hai chữ “trí thức” hay “tri thức” phải được trân trọng dành cho những ai học rộng, hiểu cao, không cần biết là họ học ở đâu, nhưng sở học hay kiến thức của họ đã được mang ra đóng góp cho đời. Những người đó xứng đáng được gọi là giới trí thức hay người có tri thức, cho dù họ có giấy chứng nhận học vị cao hay chỉ có cái “bằng” để lái xe.


Nhắc đến thành phần học rộng hiểu cao, thì không thể quên những vị tu sĩ trong tác tôn giáo. Đa số những người này ít nhiều đều có trình độ học thức về lẽ đạo hay đời, thật căn bản và đáng kể.


Bài viết này tôi không bàn đến loại loại tu sĩ quốc doanh, tuy có học mà ngu, đi làm tay sai cho VC vô thần. Tôi cũng không nói những tên VC gian ác đội lốt tu sĩ để phá đạo hại đời. Bởi bọn này ngay từ đầu chúng chọn làm điều gian ác có lợi cho ma quỷ, thì chúng ta không cần phải bàn cãi mất thì giờ. Bài viết này người viết muốn nhắm đến những thành phần thật sự có học ở trường lớp hẳn hoi, có bằng cấp thật. Họ được tốt nghiệp ở những trường, những học viện chính danh và uy tín… Nhưng những gì họ học được, chẳng những không giúp đời mà còn làm gương xấu cho người khác.

Tin lành “Quốc doanh” Cộng sản Việt nam.


Cộng đồng của một sắc dân nào, kể cả người bản xứ, cũng có những thành phần gian lận, trộm cắp và cướp giật hay sang đoạt của người. Có những loại gian lận, trộm cắp và cướp giật trực tiếp hay gián tiếp. Trực tiếp dễ thấy, gián tiếp khó nhận dạng hơn, nhưng cả hai hành động đều giống nhau.Khoảng giữa Thập Niên 80, có một nhà khoa bảng, được xem là “trí thức” trong cộng đồng Bắc California “phán” một câu chắc nịch rằng: “Cái đám thanh niên Việt Nam qua Mỹ không lo học hành, chỉ giỏi lêu lổng rồi sanh ra trôm cướp, làm những chuyện mất dạy, đã làm mất mặt, làm xấu cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ….”


Nghe ông nói như thế nên tôi hỏi cho biết: “Thế thì những người có học, được xem là trí thức, hay chính họ nghĩ rằng họ thuộc tầng lớp thượng lưu (high class) có lợi tức cả trăm ngàn một năm là ít, nhưng lại vô cùng “no class” hay dại khờ khi gian lận bảo hiểm y tế, mà báo chí phanh khui, để bị tù, hoặc bị tước bằng hành nghề tạm thời hay vĩnh viễn. Hoặc những người nghĩ mình là quý phái hơn thiên hạ, có của ăn của để, nhưng lại cố ý gian lận vấn đề an sinh xã hội, bị chính quyền địa phương phát giác và bị phạt vạ… Thì ai mới thật sự làm xấu cộng đồng người Việt chúng ta? Các bạn trẻ ăn cắp vặt hay những tay khoa bảng, hoặc các gia đình quý phái mà có hành động gian lận đó?”.

Vụ tộc “King” tại Pháp.


Ông “trí thức” nêu trên đã quả quyết với tôi là do “tụi Mỹ nó kỳ thị người Việt Nam hay ganh tỵ với trí thức Việt Nam”. Dĩ nhiên là tôi phải “bó tay” với ông ta và cũng kể từ lần trao đổi đó, ông ta không còn muốn tiếp xúc với tôi nữa.


Xã hội Việt Nam sau ngày 30-4-75 đã sa sút một cách thê thảm về nhiều mặt. Đạo đức suy đồi, lương tâm ly tán, con người trở nên vô cảm. Nhiều điều nghịch lý được chế độ VC bảo kê. Bạo lực xảy ra khắp nơi, kể cả học đường… Bài viết ngắn này không đủ chỗ để liệt kê hết mọi thứ. Xin phép được đơn cử vài vụ:


Thằng ăn cướp ngồi xử nạn nhân của bọn cướp. Đứa dốt nát và gian ác thì lãnh đạo đất nước, còn người có học, có đạo đức thì bị trù dập thẳng tay. Không ít giới thật sự có học thì hèn, ngậm miệng để được an thân mà lại trách dân Việt Nam mình không can đảm, không dám đứng lên làm cuộc cách mạng để chấm dứt chế độ VC độc tài. Thành phần “trí thức” này lâu lâu ra kiến nghị xin xỏ bọn VC thay đổi, như thể muốn cho mọi người biết họ “chưa chết”. Tệ hơn nữa khi có kẻ ngả theo phe gian ác để tiến thân, hay để gia đình mình được sống trong nhung lụa. Họ bất chấp cảnh nước mất nhà tan. Họ nịnh hót bọn VC bán nước để tồn tại và ngồi chung bàn năn chung mâm với quân cướp nước để trục lợi. Vậy mà khi đăng đàng hay lên diễn đàn, họ lại chê dân Việt Nam hèn, nhu nhược.

Nhóm Mục sư Việt nam.


Xã hội nào cũng vậy; giới trí thức và tu sĩ các tôn giáo mà hèn thì trách gì dân đen thiếu sự can đảm. Người dân trong một nước họ chỉ theo gót giới trí thức và các vị lãnh đạo của các tôn giáo để tạo ra một cuộc cách mạng. Nếu có ai thích “mắng” dân Việt Nam hèn thì nên suy nghĩ lại đối tượng nào mới cần bị mắng là khiếp nhược, ươn hèn.


Tại Việt Nam trước 30-4-75 có hai nghành nghề, đó là giáo dục và y tế, từng được người dân xem trọng, thì than ôi: Ngày nay ngành giáo dục thì vô cùng mất dạy. Thầy giáo hiếp dâm nữ sinh hay dụ dỗ nữ sinh lên giường với lời hứa cho điểm cao . Ngành giáo dục ép nữ giáo viên đi “tiếp khách” các phái đoàn. Còn ngành y tế thì nhiều “bác sĩ” chỉ tốt nghiệp bổ túc văn hóa, hoặc chỉ học y khoa vài ba tháng. Bác sĩ gian dối, lừa gạt bệnh nhân để trục lợi. Thầy thuốc loại “dì ghẻ” thì nhiều còn “lương y như từ mẫu” thì vô cùng hiếm hoi. Cả hai ngành này đang “xuống cấp” và đã, đang bị người dân khinh bỉ, nguyền rủa. Bộ y tế thì bán thuốc giả cho người nghèo! Bô giáo dục thì bán điểm giả cho người giàu. VC tự hào là cả nước có 24 ngàn tiến sĩ. VC ra “chỉ tiêu” phải có ít nhất 350 tiến sĩ mỗi năm, từ “lò đào tạo tiến sĩ”. Vậy mà VC làm không được một con ốc vít hay cây đinh cho ra hồn.


Ngày nay điều khôi hài là người ta thấy những kẻ thích lên án các khuyết điểm hay tội lỗi của những “phàm nhân” thì đối với mấy loại tu sĩ quốc doanh, hoặc tu sĩ của các tôn giáo có những hành động gian lận, ăn cắp, tà dâm, lấy danh đạo tạo danh đời một cách trắng trợn… Thì ít ai thấy họ dám phê bình. Trái lại có kẻ còn u mê ngồi ngóng cổ để nghe cái đám ma quỷ đội lốt tu sĩ “thuyết pháp” hay “giảng luận” những điều nhân nghĩa, đạo đức, là những điều mà chúng không bao giờ làm được.


Tự điển Việt Nam của tác giả Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ giải nghĩa hai chữ “trí thức” và “tri thức” (tri, không có dấu sắc) như sau: “Người học giỏi, hiểu biết nhiều”. Như vậy người ta cũng có thể hiểu giới trí thức là thành phần học cao hiểu rộng và chuyên sử dụng trí óc cho nghề nghiệp của mình, chứ không phải thành phần lao động theo kiểu “chân lấm tay bùn”. Còn tri thức cũng là người học cao hoặc hiểu rộng hoặc hiểu biết nhiều; và các điều hiểu biết của họ từ những  nhận xét, kinh nghiệm hay học tập mà ra.

Trác tòa Santa Ana. CA


Nói chung, trí thức và tri thức là thành phần đáng trọng, vì lời nói và hành động của họ đáng cho mọi người học hỏi, và bản thân họ phải gắn liền với những việc làm có tính cách giúp người, giúp đời.


Thành phần khoa bảng nào có cơ hội học, hiểu và biết nhưng lại hèn, thích mánh mung gian lận, hoặc chỉ biết ngậm miệng trước những điều quấy để trục lợi, để được an thân, bất chấp những tiếng rên siết của những nạn nhân của kẻ ác thì xứng đáng nhận lấy câu nói của Mao.


Và cũng từ tự điển của tác giả Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ định nghĩa thêm rằng những kẻ dối trá, quỷ quyệt, bị cho là “trí trá”. Từ những định nghĩa này đã giúp cho chúng ta thấy rằng, giữa “trí thức” và “trí trá” không xa nhau lắm. Từ kẻ trí trá trở nên trí thức hay tri thức thì rất khó, nhưng những ai có học cho nhiều mà không khôn lớn thật, chỉ lo khôn vặt hay láo cá vặt, thì việc trở thành kẻ trí trá, dễ như  trở bàn tay…


Trong xã hội người ta cho rằng trí thức phải vui sau cái vui của thiên hạ và buồn trước nỗi buồn của thiên hạ. Riêng tôi nghĩ rằng, ai học cho nhiều, lấy bằng cấp cho cao, mà lúc nào cũng chỉ thích lo cho riêng cái “chậu kiểng” nhà mình, còn xã hội ra sao cũng mặc, hay đứa nào chết kệ tía nó… Thì xã hội cần chi những người học rộng, hiểu cao mà dốt nát về nhân cách hay nghèo nàn về tri thức đó.


Nếu ai dám nhận mình là trí thức hay có học, cố gắng đừng để người khác mắng mình là loại “trí thức không bằng cục phân”.
Huỳnh Quốc BìnhEmail: huynhquocbinh@yahoo.com

Bài Khác